Thời Hậu cận đại Tâm lý chống Kitô giáo

Các tín hữu Kitô giáo tại Đế quốc Osman chạy trốn khỏi nhà mình, k. 1922. Nhiều Kitô hữu phải chịu bách hại hoặc là chịu chết trong các cuộc diệt chủng người Armenia, người Hy Lạpngười Assyria.[22]

Khi nhà văn người Anh Charles Montagu Doughty chu du bán đảo Ả Rập, ông được người Ả Rập du cư ở địa phương cho biết rằng: "Ông đã được an toàn ở nước của ông, và rất có thể ông sẽ tiếp tục được an toàn ở đó; nhưng vì ông đang ở xứ sở của người Moslemin [người theo đạo Islam], Thiên Chúa đã đưa ngài vào tay của chúng tôi để chịu chết—vậy nên hãy tiêu diệt tất cả người Nasara [Kitô hữu]! Các người sẽ bị thiêu đốt dưới hỏa ngục cùng với Sheytan [Satan], cha các người". Ông Doughty cũng ghi lại việc người Hồi giáo ở Ả Rập nài xin thánh Allāh "nguyền rủa và tiêu diệt" người Do Thái và người theo Kitô giáo khi đi bộ xung quanh Kaʿbah.[23][24]

Nhiều Kitô hữu phải chịu bách hại hoặc là chịu chết trong các cuộc diệt chủng người Armenia, người Hy Lạpngười Assyria.[22] Benny Morris và Dror Ze'evi cho rằng nạn diệt chủng người Armenia và các cuộc đàn áp Kitô hữu khác ở Đế quốc Osman (diệt chủng Hy Lạp, diệt chủng Assyria) cấu thành nên một cuộc diệt chủng lớn do Đế quốc Osman thực hiện trên các thần dân theo Kitô giáo của nước mình.[25][26][27]

Vụ danh phiếu (tiếng Pháp: Affaire des fiches) là một sự kiện chính trị gây phẫn nộ trong công chúng nổ ra vào năm 1904 tại Pháp, trong thời kỳ Đệ Tam Cộng hòa. Từ năm 1900 đến năm 1904, các chính quyền tỉnh, các hội quán Tam Điểm (loges) thuộc Đại hội quán tại Pháp cùng một số mạng lưới tình báo khác đã tạo ra các trang tính dữ liệu và thiết lập một hệ thống giám sát bí mật bao gồm thông tin của toàn bộ sĩ quan trong quân đội nhằm đảm bảo rằng những sĩ quan theo Kitô giáo sẽ không được thăng quan tiến chức, trong khi những sĩ quan có "tư tưởng tự do" thì ngược lại.[28][29][30][31]

Cuộc khởi nghĩa Cristero (1926–1929) là một phong trào đấu tranh rộng khắp tại Tại miền trung và miền tây nước Mêhicô để phản đối việc thi hành các điều khoản thế tụcchống giáo quyền tại Hiến pháp của nước này. Cuộc khởi nghĩa được dấy lên nhằm đáp trả lại một sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mêhicô đương thời là ông Plutarco Elías Calles, một động thái mà sau này được gọi là đạo luật Calles; theo đó ông yêu cầu điều 130 của Hiến pháp được thi hành cách nghiêm ngặt hơn. Âm mưu của Tổng thống Calles là loại bỏ quyền lực của Giáo hội Công giáo tại Mêhicô, của các tổ chức có liên kết với Giáo hội Công giáo Mêhicô và đàn áp lòng mộ đạo của quần chúng nhân dân. Trong nỗ lực thi hành đạo luật này, Calles đã tịch thu tài sản của Giáo hội, trục xuất các linh mục người nước ngoài, đóng cửa tu viện nam, tu viện nữ và trường học có tôn giáo.[32] Một số người coi Calles là lãnh đạo của một nhà nước vô thần[33] và xem chương trình của ông như một phương cách tiệt trừ tôn giáo tại Mêhicô.[34] Thống đốc bang Tabasco là ông Tomás Garrido Canabal đã thực hiện nhiều cuộc bách hại nhằm vào Giáo hội Công giáo tại bang của mình, khiến nhiều linh mục và giáo dân tử vong và hầu hết các công trình tôn giáo bị phá hủy.[35]

Nạn Khủng bố Đỏ tại Tây Ban Nha đã gây ra nhiều hành vi bạo lực, bao gồm việc trưng dụng và đốt phá các tu viện nam, tu viện nữ và nhà thờ.[36] Cuộc đảo chính bất thành tháng 7 năm 1936 đã mở màn cho một cuộc tấn công ác liệt nhằm vào những người bị giới cách mạng trong địa phận của quân Cộng hòa coi là kẻ thù: "trong nhiều tháng sau đó, ở những nơi nào mà khởi nghĩa bất thành, một người chỉ cần là linh mục, tu sĩ, một người lính theo đạo Công giáo hay là một thành viên của một tổ chức mang tính mộ đạo hoặc tông đồ là đã đủ để bị hành quyết không qua xét xử".[37]

Mặc dù chính quyền Đức Quốc Xã chưa từng tuyên bố một Kirchenkampf (n.đ. 'chiến tranh giáo hội') chống lại các giáo hội Kitô giáo, các quan chức hàng đầu của chính quyền Quốc xã từng thoải mái bày tỏ sự khinh thường của họ đối với các giáo huấn của Kitô giáo trong các cuộc trò chuyện riêng tư. Tư tưởng Quốc Xã mâu thuẫn với đức tin Kitô giáo truyền thống về nhiều chiều kích – các đảng viên Quốc Xã chỉ trích quan niệm của Kitô giáo về "sự ôn nhu và tội lỗi" và cho rằng những quan niệm này "đè nén bản năng thô bạo cần thiết đối với chủng tộc Aryan nhằm phòng ngừa việc bị các chủng tộc thấp kém hơn thống trị". Những phần tử cực đoan có quan điểm chống giáo hội cách xông xáo như Alfred RosenbergMartin Bormann coi sự đối đầu với các giáo hội là mối quan tâm được ưu tiên, và tâm lý chống giáo hội cũng như chống giáo quyền rất thịnh hành trong giới hoạt động đảng ở cơ sở.[38] Bản thân Hitler là một người coi thường Kitô giáo, theo như lời văn của Alan Bullock:

Trong mắt của Hitler, Kitô giáo là một tôn giáo chỉ dành cho những kẻ làm tôi tớ; cách riêng, ông ấy căm ghét các giá trị đạo đức của Kitô giáo. Hitler cho rằng những lời dạy của Kitô giáo là một cuộc đấu tranh chống lại quy luật chọn lọc tự nhiên thông qua đấu tranh và sự sống sót của cá thể thích nghi tốt nhất.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tâm lý chống Kitô giáo https://educalingo.com/en/dic-en/anti-christian/am... https://www.merriam-webster.com/dictionary/anti-Ch... https://web.archive.org/web/20201021125642/https:/... https://www.lexico.com/definition/anti-christian https://www.jstor.org/stable/40929483 https://doi.org/10.1017%2FS0017383510000069 https://www.worldcat.org/issn/0017-3835 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:161652552 https://www.jewishvirtuallibrary.org/christianity-... https://www.bbc.co.uk/religion/religions/christian...